Trong bối cảnh nền kinh tế đang nỗ lực phục hồi và tăng trưởng, đề xuất giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với xăng dầu cùng nhiều mặt hàng thiết yếu khác đang thu hút sự quan tâm đặc biệt. Liệu đây có phải là một chính sách tài khóa và là một "cú hích" tiềm năng, tác động sâu rộng đến ngành xăng dầu và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam?
Xăng dầu được xếp vào mặt hàng đề xuất giảm thuế VAT
Bộ Tài chính vừa trình dự thảo Nghị quyết của Quốc hội, đề xuất kéo dài thời gian giảm 2% thuế VAT đối với một số mặt hàng và dịch vụ đến hết năm 2026. Điều này đồng nghĩa với việc các mặt hàng, dịch vụ đang chịu mức thuế suất 10% sẽ được áp dụng mức 8%. Đáng chú ý, trong lần đề xuất này xăng dầu đã được bổ sung vào danh mục các mặt hàng được giảm thuế.
Việc giảm thuế VAT cho xăng dầu là một bước tiến đáng chú ý, mang lại lợi ích kép cho cả người dân và doanh nghiệp. Trước đây, do đặc thù là mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt hoặc sản phẩm khai khoáng, xăng dầu không thuộc diện được hưởng ưu đãi này. Với vai trò là một loại hàng hóa thiết yếu, xăng dầu có tác động trực tiếp đến chi phí sản xuất và tiêu dùng. Khi giá xăng dầu giảm, chi phí vận chuyển, sản xuất của doanh nghiệp sẽ giảm theo, từ đó giúp giảm giá thành sản phẩm, dịch vụ. Đồng thời, người dân cũng được hưởng lợi từ việc giảm chi phí sinh hoạt.

Giảm thuế VAT cho xăng dầu mang lại nhiều lợi ích đáng mong đợi
Việc giảm thuế VAT đối với xăng dầu được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực:
Giảm gánh nặng chi phí
Người tiêu dùng cuối cùng, bao gồm cả các doanh nghiệp vận tải và sản xuất, sẽ được hưởng lợi trực tiếp từ việc giảm giá xăng dầu. Điều này giúp giảm chi phí đầu vào, từ đó giảm giá thành sản phẩm và dịch vụ, kích thích tiêu dùng và sản xuất.
Ổn định kinh tế vĩ mô
Xăng dầu là một yếu tố quan trọng trong việc ổn định giá cả và kiểm soát lạm phát. Việc giảm thuế VAT góp phần giảm áp lực tăng giá, giúp ổn định kinh tế vĩ mô.
Thúc đẩy tăng trưởng
Việc giảm thuế VAT kích thích sản xuất và tiêu dùng, tạo động lực cho nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng ít nhất 8% trong năm nay và những năm tiếp theo.
Thuế VAT là một loại thuế gián thu, có đặc điểm là gánh nặng thuế được chia sẻ giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Do đó, khi giảm thuế, cả hai đối tượng này đều được hưởng lợi. Chính sách này không chỉ giúp giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, mà còn tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước thông qua việc kích thích hoạt động kinh tế.

Tác động từ việc giảm thuế VAT đối với ngành xăng dầu
Việc giảm 2% thuế VAT đối với mặt hàng xăng dầu sẽ có nhiều tác động đến ngành xăng dầu Việt Nam, cả tích cực lẫn tiêu cực, tùy theo góc độ đánh giá:
Xét theo góc độ ngắn hạn: Giá xăng dầu giảm sẽ kích thích tiêu dùng, người tiêu dùng sẽ có xu hướng đổ xăng nhiều hơn, đi lại nhiều hơn, doanh nghiệp vận tải, logistic cũng tăng tần suất hoạt động. Đối với doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, việc sản lượng bán ra tăng là yếu tố quan trọng nhất bởi dù giá bán lẻ giảm tổng doanh thu vẫn có thể tăng dù, vì lượng hàng bán ra lớn hơn.
Xét theo góc độ dài hạn: Biên lợi nhuận có thể không tăng đáng kể do giá giảm nhưng chi phí nhập khẩu, vận hành không thay đổi nhiều, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu có thể không được hưởng lợi lớn từ chính sách này nếu được thực thi trong thời gian dài. Thực tế, việc giảm VAT không ảnh hưởng đến giá nhập khẩu xăng dầu, mà chỉ tác động đến giá bán lẻ và chi phí cho người mua.
Tóm lại, đề xuất giảm thuế VAT đối với xăng dầu là một bước đi quan trọng, thể hiện sự quan tâm của Chính phủ đối với việc hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong bối cảnh kinh tế hiện nay. Với sứ mệnh là thương nhân dầu mối cung cấp xăng dầu “đầu nguồn - cuối nguồn” trên toàn quốc với giá cả hợp lý và chất lượng tốt nhất, Tây Nam S.W.P cam kết đồng hành cùng Chính phủ và người tiêu dùng, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ổn định đời sống nhân dân.

Mỹ Linh